Sử Tương Vân - Cô nàng rắc rối đảo lộn đoàn Hồng Lâu
Các diễn viên cạnh tranh vai Sử Tương Vân thực sự không có nhiều cơ hội cạnh tranh bởi ngay từ đầu đoàn phim đã nhắm đến nữ diễn viên Trương Ngọc Bình. Thế nhưng sau đó cô được tuyển vào Đoàn văn công Đường Sắt và từ bỏ đoàn Hồng Lâu Mộng, đạo diễn Vương Phù Lâm đành phải đổi người và giao cho Quách Tiêu Chân thủ vai Sử Tương Vân.
Tạo hình Sử Tương Vân của Ngọc Bình (ảnh lớn).
Điều đáng nói là quyết định rời đoàn của Ngọc Bình khiến đoàn phim nhốn nháo. Khi đó các vai diễn đều đã ổn định, Quách Tiêu Chân đã được giao đóng vai Tập Nhân nhưng lại phải chuyển sang đóng vai Tương Vân.
Trong khi vai Tập Nhân lại phải giao cho nữ diễn viên Viên Mai, người từng trong danh sách đóng vai Bảo Thoa và được giao đóng nhân vật Uyên Ương.
Quách Tiêu Chân phải chuyển sang đóng Sử Tương Vân.
Trịnh Tranh được giao đóng Vân Thái phải đổi sang nhân vật Uyên Ương.
Còn vai Uyên Ương phải giao cho nữ diễn viên Trịnh Tranh vốn được nhắm cho nhân vật Thái Vân còn vai Thái Vân lại được giao cho nữ diễn viên đóng vai Thi Thư là Lý Mạn đảm nhiệm.
Đây quả thực là một sự xáo trộn không hề nhỏ về danh sách vai diễn mà đoàn Hồng Lâu Mộnggặp phải lúc bấy giờ.
Giả Nghinh Xuân - Bông hoa vàng trường sân khấu
Nữ diễn viên người Hàng Châu Kim Lợi Lợi khi gia nhập đoàn Hồng Lâu Mộng mới 18 tuổi, đang là điều phối viên công ích ở vùng ngoại ô.
Kim Lợi Lợi được đạo diễn Vương Phù Lâm tình cờ đi ngang cửa phát hiện nhờ dáng người nhỏ nhắn yểu điệu rất phù hợp với nhân vật Nghinh Xuân. Sau khi vào đoàn, vì không có kinh nghiệm diễn xuất nên khi đóng rất "đơ" và thô cứng.
Kim Lợi Lợi ngoài đời (trái) và tạo hình Nghinh Xuân (phải).
Đoàn phim đã phải cấp tốc đào tạo về diễn xuất cho Lợi Lợi và bản thân nữ diễn viên cũng dồn tâm sức đọc thêm sách vở mỗi khi rảnh rỗi. Tuy nhiên sau đó cô lại thi đậu vào Học viện sân khấu trung ương và được cử đi học, đạo diễn đành phải tuyển người khác cho vai diễn Nghinh Xuân.
Ở Học viện sân khấu, Kim Lợi Lợi cùng với Củng Lợi, Ngũ Vũ Quyên và Sử Khả được mệnh danh là "bốn đóa hoa vàng" nhờ nhan sắc và năng lực học tập.
Tạo hình thử vai nhân vật Nghinh Xuân của Lợi Lợi.
Nàng Nghinh Xuân "hụt" trên phim và ngoài đời.
Sau khi tốt nghiệp, Lợi Lợi được chuyển về Viện kịch nói thực nghiệm trung ương (nay là Viện kịch nói quốc gia TQ). Hiện tại cô là giám đốc, nhà sản xuất của Công ty văn hóa điện ảnh Hải Nhuậntại Bắc Kinh.
Cô công nhân cơ khí xe hơi đóng Nghinh Xuân
Nghinh Xuân của Mâu Nhất.
Mâu Nhất vốn là một cán bộ phòng tài chính và lao động của công ty xe hơi ở Thành Đô. Năm đó, nữ diễn viên Hạ Minh Huy (từng thủ vai Hình phu nhân) từ đoàn Hồng Lâu Mộng tình cờ phát hiện Mâu Nhất khi đi trên đường, liền mời cô về đoàn đóng vai Nghinh Xuân thay cho Kim Lợi Lợi. Sau khi rời đoàn, Mâu Nhất tiếp tục theo kinh doanh.
Nhân vật Lý Hoàn
Đây cũng là một trong những nhân vật thuộc "Thập tam thoa" chốn Hồng Lâu, người của phủ Vinh. Vai diễn Lý Hoàn từng được giao cho nữ diễn viên Chu Nguyệt, nhưng vì sự xuất hiện của Nhạc Vận khiến Chu hai lần bị đổi vai.
Nhân vật Lý Hoàn của Tôn Mộng Tuyền.
Lý Hoàn trong phim (trái) và ngoài đời.
Lần thứ nhất, Nhạc Vận xuất hiện, Chu Nguyệt đang nằm trong sang danh sách ứng viên đầu bảng cho vai Vương Hy Phượng bỗng bị chuyển thành vai Lý Hoàn. Lần thứ hai vì Nhạc Vận rời tới Hồng Kông nên Chu Nguyệt đã phải thay Nhạc Vận thủ vai Vưu Tam Thư.
Cuối cùng vai Lý Hoàn được giao cho nữ diễn viên Tôn Mộng Tuyền từ Đoàn kịch đài phát thanh truyền hình Trung Quốc. Hiện tại, Mộng Tuyền vẫn theo nghiệp diễn và thường xuyên đóng phim truyền hình.
Cơ Ngọc - quy y cửa Phật trên phim và ngoài đời
Cô vốn là công nhân tập sự tại Xưởng giày da thành phố Bắc Kinh. Nhờ đôi mắt u sầu nên Sa Ngọc được đạo diễn Vương Phù Lâm nhắm cho vai Cơ Ngọc. Sau khi rời đoàn phim, nữ diễn viên theo học tại Viện sân khấu trung ương và ra làm diễn viên, đóng hơn 300 bộ phim truyền hình và 3 phim điện ảnh. Sau đó cô chuyển sang làm kinh doanh, buôn bán mỹ phẩm, thời trang.
Sa Ngọc trong tạo hình nàng Cơ Ngọc.
Cơ Ngọc xinh đẹp ở Đại Quan viên.
Sa Ngọc tên thật là Cơ Bồi Kiệt, vì vai diễn Cơ Ngọc ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời nên cô quyết định dùng nghệ danh trùng với tên của nhân vật.
Năm 20 tuổi Sa Ngọc kết hôn, 21 tuổi có con gái đầu lòng, 26 tuổi ly hôn và làm bà mẹ đơn thân. Hiện tại, Sa Ngọc theo đạo Phật giống như nhân vật Cơ Ngọc trong Hồng Lâu Mộng, tương tự nghệ sĩ quá cố Trần Hiểu Húc từng làm trước khi qua đời năm 2007.
Sa Ngọc (trái) quy y cửa Phật cùng Trần Hiểu Húc (phải).
Hương Lăng, vừa mang bầu vừa diễn xuất
Trần Kiếm Nguyệt từng là diễn viên của Xưởng phim Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Dù được tuyển vào đoàn phim Hồng Lâu Mộng, nhưng giám đốc xưởng phim không muốn cô rời đoàn, hàng ngày ngày Kiếm Nguyệt đều tìm gặp ông khóc lóc xin được đi. Cuối cùng, đoàn phim Hồng Lâu Mộngcử người đến ký hợp đồng với Kiếm Nguyệt mới có thể đưa cô đi.
Tạo hình Hương Lăng của Kiếm Nguyệt.
Kiếm Nguyệt mang bầu 3 tháng khi đang trong thời gian quay Hồng Lâu Mộng.
Kiếm Nguyệt ban đầu muốn đóng vai Tập Nhân, nhưng trong thời gian đào tạo cô từng được thử vai Tần Khả Khanh và Nghinh Xuân, hơn nữa do có nhiều biến động về nhân sự nên rút cục cô được giao đóng vai Khổ Hương Lăng.
Nhân vật Hương Lăng là người có số mệnh khá bi thảm và thê lương, nhưng ngoài đời Trần Kiếm Nguyệt lại có cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. Trong đoàn phim Hồng Lâu Mộng, nữ diễn viên quen đồng nghiệp là nam diễn viên Hầu Trường Vinh.
Nàng Hương Lăng trong phim (trái) và ngoài đời.
Khi Hầu tìm Kiếm Nguyệt nhờ cô giúp đóng cảnh Vưu Tam Thư cắt cổ tự tử, mọi người quan sát thấy nữ diễn viên mặt tự nhiên đỏ lựng liền nhận ra quan hệ đặc biệt giữa cô với Hầu Trường Vinh.
Cả hai đăng ký kết hôn khi còn trong đoàn, điều này phần nào ảnh hưởng đến quá trình làm phim. Thực tế cảnh Hương Lăng lần đầu vào phủ Vinh lại là cảnh quay cuối của đoàn, bởi thời gian này Kiếm Nguyệt đang mang thai 3 tháng, vì vậy buộc phải mang lớp trang phục bó sát eo.