Dù ở thời bình hay thời chiến nhưng người xem vẫn cảm nhận được ở những bức ảnh về đám cưới thời xưa sự giản dị, mộc mạc và thấm đượm nghĩa tình.
Từ xưa đến nay, đám cưới luôn được coi là ngày trọng đại trong cả đời người, đánh dấu bước ngoặt lớn trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình của đôi lứa.
Đám cưới thời chiến hầu hết không có nghi lễ rình rang như ăn hỏi, đón dâu, thậm chí cũng không có sự chứng kiến của cha mẹ, ông bà chỉ có sự góp mặt của chỉ huy, đồng đội, bạn bè. Tiệc cưới đơn sơ gồm bánh kẹo, trà xanh, thuốc lá...
... chú rể mặc quân phục; cô dâu áo trắng, quần lụa đen, tay ôm bó hoa lay-ơn.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn khi đất nước mới thống nhất hai miền nhưng đám cưới thời bình cũng được coi là đầy đủ, sung túc hơn.
Phông cưới cũng đơn giản gồm tên cô dâu - chú rể, dòng chữ "Trăm năm hạnh phúc" và hình ảnh đôi chim bồ câu bay lượn đều được cắt bằng tay.
Đám rước dâu bằng xe đạp là một trong những dấu ấn không thể mờ phai của thời bao cấp.
Đám cưới thời bao cấp tuy giản dị nhưng luôn mang đến với sự háo hức, vui đùa của trẻ con cùng nhiều lời chúc phúc từ làng xóm láng giềng.
Lễ ăn hỏi của nhà trai cũng đủ đầy, tươm tất hơn với mâm trầu, khay chè bánh...
Hình ảnh chiếc xe Super Cub xuất hiện trong đám cưới chứng tỏ gia đình chú rể thuộc dạng khá giả, có của ăn của để.
Nếu "tốt số" được gả vào gia đình giàu có, cô dâu mới được lên "xe hoa".
Vẻ hạnh phúc của đôi trẻ Hà Nội qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ - David Alan Harvey. Ảnh chụp năm 1989.
Phòng cưới của cô dâu, chú rể được trang trí nhiều màu sắc.
Dù ở thời bình hay thời chiến nhưng hiện lên trên nét mặt của những cặp đôi là sự hạnh phúc và mong chờ về một cuộc sống đong đầy tình cảm.
Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử tham dự đám cưới thời xưa giản dị, mộc mạc nhưng thắm đượm hạnh phúc qua chùm ảnh dưới đây.
Từ những đám cưới đơn sơ, mộc mạc trong thời chiến...
Đám cưới thời chiến hầu hết không có nghi lễ rình rang như ăn hỏi, đón dâu, thậm chí cũng không có sự chứng kiến của cha mẹ, ông bà chỉ có sự góp mặt của chỉ huy, đồng đội, bạn bè. Tiệc cưới đơn sơ gồm bánh kẹo, trà xanh, thuốc lá...
Dán lên phông cưới không phải chữ hỷ mà là lá cờ Tổ quốc, hình ảnh Bác Hồ cùng khẩu hiệu: “Tổ quốc trên hết, tiền tuyến trước hết”, “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”...
Nếu đám cưới ở chiến trường đơn sơ, mộc mạc thì đám cưới ở Hà Nội cũng vô cùng giản dị...
... chú rể mặc quân phục; cô dâu áo trắng, quần lụa đen, tay ôm bó hoa lay-ơn.
... sự sum vầy của một đám cưới thời bao cấp...
Tuy còn gặp nhiều khó khăn khi đất nước mới thống nhất hai miền nhưng đám cưới thời bình cũng được coi là đầy đủ, sung túc hơn.
Trang phục cưới thời hòa bình cầu kỳ hơn thời chiến: cô dâu áo dài trắng, đeo thêm chiếc voan trên đầu; chú rể mặc com-plê.
Phông cưới cũng đơn giản gồm tên cô dâu - chú rể, dòng chữ "Trăm năm hạnh phúc" và hình ảnh đôi chim bồ câu bay lượn đều được cắt bằng tay.
Cô dâu thời kỳ này đẹp và rực rỡ hơn khi thuê được cả thợ trang điểm về trang điểm trong ngày cưới.
Hình ảnh đám cưới con một gia đình khá giả ở Hà Nội.
Đám rước dâu bằng xe đạp là một trong những dấu ấn không thể mờ phai của thời bao cấp.
Chiếc xe đạp được coi là của hồi môn với đôi vợ chồng trẻ.
Đám cưới thời bao cấp tuy giản dị nhưng luôn mang đến với sự háo hức, vui đùa của trẻ con cùng nhiều lời chúc phúc từ làng xóm láng giềng.
... đến sự đủ đầy của đám cưới khi đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới...
Lễ ăn hỏi của nhà trai cũng đủ đầy, tươm tất hơn với mâm trầu, khay chè bánh...
Hình ảnh chiếc xe Super Cub xuất hiện trong đám cưới chứng tỏ gia đình chú rể thuộc dạng khá giả, có của ăn của để.
Nếu "tốt số" được gả vào gia đình giàu có, cô dâu mới được lên "xe hoa".
Vẻ hạnh phúc của đôi trẻ Hà Nội qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ - David Alan Harvey. Ảnh chụp năm 1989.
Phòng cưới của cô dâu, chú rể được trang trí nhiều màu sắc.
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam. Ngày 28/6 được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam. Đây là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ. Những người không có bố mẹ hay cặp vợ chồng cần hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc. |
Theo Trí Thức Trẻ